Nghệ thuật tò he Tết ở Tây Tạng

Tranh tò he gỗ có từ thế kỷ thứ 11 ở Tây Tạng, là món quà để người dân nơi đây mua về treo trong nhà, hoặc đem tặng mỗi dịp Tết đến.

Bột mỳ hoặc bột gạo được trộn với phẩm màu, cho ra nhiều màu sắc khác nhau.

Quá trình nhào nặn tò he bắt buộc phải tạo hình trong nước lạnh. Tranh tò he ra đời từ rất sớm, bắt nguồn từ tôn giáo bản địa Bon có từ thế kỷ thứ 11 ở Tây Tạng.

Miếng bột nhỏ xíu được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nặn thành nhiều hình thù khác nhau.

Mặc dù Bon giáo được cho là ra đời trước Phật giáo ở Tây Tạng, nhưng ngày nay tôn giáo này có nhiều nét tương đồng với Phật giáo.

Hai nghệ nhân nặn tò he đang nhanh tay làm để kịp mang ra chợ bán.

Tranh tò he thường có màu sắc rực rỡ, đường nét tinh xảo.

Vào ngày Tết, người Trung Quốc chuộng treo tranh hình con cá trong nhà. Cá trong tiếng Trung Quốc đồng âm với “Dư”, mang hàm nghĩa no đủ, dư dật.

Ngoài ra, người dân và trẻ em cũng yêu thích các tranh khắc họa những câu truyện thần thoại, nhân vật hoạt hình nổi tiếng ở Trung Quốc như “Tôn Ngộ Không ở Hoa quả sơn”.

Tranh tò he được bán ở một khu chợ tại Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng hôm 7/2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.